Kén Mép Gà Chọi – Cách Chữa Trị Dứt Điểm, Đem Lại Hiệu Quả Cao

Kén Mép Gà Chọi - Cách Chữa Trị Dứt Điểm, Đem Lại Hiệu Quả Cao

Kén mép gà chọi là loại bệnh gà chọi khá phổ biến và dẫn đến hậu quả xấu với gà chọi. Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe chú gà, những trận đá gà cược độ. Vậy kén mép là bệnh gì và nguyên nhân do đâu mà gà mắc phải loại bệnh này. Nếu không may bị bệnh kén mép thì nên áp dụng phương pháp chữa trị nào? Cùng tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến bệnh kén mép ngay sau đây.

Phổ biên về bệnh kén mép gà chọi

Kén Mép Gà Chọi - Cách Chữa Trị Dứt Điểm, Đem Lại Hiệu Quả Cao
Giới thiệu tổng quan về bệnh Kén mép gà chọi

Đối với những người chuyên nuôi gà thì hẳn ít nhất một lần đã từng nghe tới bệnh kén mép. Đây là một loại bệnh phổ biến và hiện nay đã có phương pháp điều trị triệt để. Loại bệnh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống và tiêu hóa của gà. Do đó, nếu không phát hiện kịp thời thì sức khỏe của gà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi mắc phải bệnh kén mép thì ở trên cơ thể gà sẽ xuất hiện một dạng cục khá nhỏ. Bệnh kén mép gà chọi cũng thường có biểu hiện bầm, sưng nhẹ. Nó thường nằm ở phần dưới lớp cơ, do đó nếu không để ý kỹ sẽ rất khó phát hiện. 

Nguyên nhân xuất hiện bệnh kén mép ở gà chọi

Về tác nhân gây ra bệnh kén mép ở gà thì có rất nhiều. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất đó là do vệ sinh môi trường sống không sạch sẽ. Dẫn đến tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus hình thành, sinh sôi, phát triển và tạo nguồn bệnh. Bệnh thường gặp nhất đó chính là kén mép gà chọi

Nguyên nhân thứ 2 đó là do gà bị thiếu hụt lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Khi bị thiếu hụt vitamin thì cơ thể gà sẽ xảy ra những biến đổi tạo thành bệnh kén mép.

Nguyên nhân thường gặp thứ 3 đó là từ những vết trầy xước và vết thương trên cơ thể. Nếu khi gà bị thương mà không kịp thời khử trùng thì nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Một khi đã nhiễm trùng thì sẽ nảy sinh ra nhiều loại bệnh, trong đó có kén mép.

Mời bạn xem thêm bài viết : Bệnh Thương Hàn Ở Gà – Thuốc Đặc Trị Bệnh Thương Hàn Cực Hiệu Quả

Hướng dẫn cách xử lí khi phát hiện bệnh kén mép gà chọi

Kén Mép Gà Chọi - Cách Chữa Trị Dứt Điểm, Đem Lại Hiệu Quả Cao
Kén mép gà chọi – hướng dẫn cách chữa trị hiệu quả

Một khi đã xác định chú gà mắc bệnh kén mép thì kê sư nên tìm cách chữa trị ngay. Càng để lâu thì bệnh sẽ lan ra và ngày càng trở nặng hơn. Đến một giai đoạn nhất định thì sẽ không còn cách nào có thể cứu chữa. 

Thông thường sẽ có 2 phương pháp chữa trị kén mép gà chọi được các kê sư áp dụng. Một phương pháp sẽ được kê sư tự chữa trị tại nhà. Còn phương pháp thứ 2 đó là nhờ đến sự can thiệp của bác sỹ thú y. Phương pháp thứ 1 có tên là mổ lấy kén nước, phương pháp thứ 2 là dùng thuốc điều trị. 

Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà gà chọi mắc phải. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu tức là khoảng 1 tuần đổ lại thì người nuôi có thể tự mổ. Còn nếu nhiều hơn 1 tuần hay bệnh phát triển nhanh thì phải cần đến sự can thiệp của thuốc. Sau đây là chi tiết 2 phương pháp chữa trị kén mép gà chọi.

Chữa trị bệnh kén mép ở gà chọi bằng cách mổ lấy kén nước

Vào giai đoạn đầu thì bệnh chỉ mới phát triển nên khá dễ dàng để chữa trị. Tuy nhiên, người thực hiện cần phải có kinh nghiệm trong việc chăm sóc gà. Bởi vì gà đã bị mất sức nên cần chế độ chăm sóc đặc biệt sau khi mổ lấy kén.

Đầu tiên, người mổ phải đảm bảo vệ sinh thật sạch. Bao tay và các vật dụng cần phải được rửa sạch và khử trùng kỹ lưỡng. Điều này sẽ hạn chế việc phát sinh tình trạng viêm nhiễm trong quá trình mổ lấy kén nước.

Để thực hiện mổ lấy kén thì cần phải chuẩn bị một vật dụng sắc, nhọn và nhỏ. Một ống tiêm chưa qua sử dụng và lincomycin. Thao tác đầu tiên đó là dùng vật nhọn chích một lỗ nhỏ vào nơi bị kén nước. Sau khi chích, người thực hiện tiến hành dùng ống tiêm và hút các chất dịch trong kén ra ngoài. Bước cuối cùng là bơm lincomycin vào vùng mà gà vừa được hút dịch.

Những ngày tiếp theo, kê sự sẽ không cần phải nặn nước trong kén ra ngoài nữa. Mỗi lần bơm lincomycin thì chỉ cần sử dụng 1/3 ống là được. Thời gian tối thiểu để bơm lincomycin là khoảng 5 ngày. Sau khi kén đã khô ráo và đóng vảy thì có thể dùng tay để bóc ra.

Sử dụng thuốc để chữa bệnh kén mép gà chọi

Kén Mép Gà Chọi - Cách Chữa Trị Dứt Điểm, Đem Lại Hiệu Quả Cao
Chữa kén mép cho gà bằng cách sử dụng thuốc điều trị

Trong trường hợp bệnh đã trở nặng thì cần phải can thiệp đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ kéo dài hơn so với phương pháp đầu. Mức độ bình phục cũng sẽ chậm hơn nhưng lại đảm bảo về độ an toàn. Những loại thuốc có thể sử dụng đó là lampam, A300,… Kê sư cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y và tuân thủ quy trình điều trị.

Vậy là bài viết trên đã khép lại cùng với những chia sẻ về bệnh kén mép gà chọi. Kê sư cần chú ý quan tâm để phát hiện sớm triệu chứng của bệnh và chữa trị. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho những kê sư đang gặp phải tình trạng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *