Gà chọi bị bệnh Gumboro có khả năng lây lan nhanh trên mọi lứa tuổi ở gà chọi, đặc biệt trong giai đoạn gà 12 tuần tuổi với tỷ lệ chết 50% gây ra bởi virus gây ra. Đây là 1 căn bệnh gà chọi đe dọa đến tính mạng của gà cũng như gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi gà chọi. Dưới đây là những biểu hiện và cách phòng tránh, điều trị bệnh hiệu quả mà người nuôi hoặc chơi đá gà cần biết.
Virus và cơ chế gà chọi bị bệnh Gumboro
Loại virus gây bệnh gumboro ở gà thuộc họ Birnaviridae. Đây là chủng virus có dạng sợi ARN không bị tiêu diệt trong điều kiện môi trường và không khử trùng bằng các biện pháp sát trùng thông thường được.
Hiện nay có 3 con đường lây lan chính của loại virus này ở gà:
- Đường thức ăn và không khí
- Đường chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại không được khử trùng đúng cách
- Đường từ mẹ sang con, gà mẹ mắc bệnh Gumboro 100% gà con cũng mắc bệnh
Cách hữu hiệu để tiêu diệt loại virus này là dùng sát trùng bằng Cloramin. Nếu chúng tồn tại trong môi trường lâu thì độc lực của loại virus tăng lên. Vì vậy, nếu như đã từng có lứa gà chọi bị bệnh Gumboro, tốt nhất nên chống chuồng nuôi cẩn thận sau mỗi lứa.
Những biểu hiện khi gà chọi bị bệnh Gumboro
Gà chọi bị bệnh Gumboro có những biểu hiện ban đầu sau khi nhiễm virus khoảng 2 – 3 ngày (thời gian ủ bệnh), tiếp đến có những biểu hiện bên ngoài như:
- Gà bay tán loạn trong chuồng, ủ rũ, lông xù, kén ăn, mổ nhau, run rẩy tụ thành từng đám, cơ thể lù đù và sốt cao
- Tự quay lại cắn vào hậu môn
- Bị tiêu chảy phân trắng có bọt, thậm chí có lẫn cả máu
- Gà sụt cân nhanh, run rẩy đứng không vững
Sau đó gà bị chết và chết tăng dần theo ngày. Nếu không bị mắc thêm bệnh thứ phát thì tỉ lệ chết chỉ còn từ 5 – 30%. Còn nếu mắc thêm các loại bệnh thứ phát: bệnh cầu trùng, CRD… tỉ lệ chết lên tới 70%. Thông thường, trước khi chết gà bị liệt chân và sẽ kêu ré lên.
Biểu hiện khi mổ khám gà chọi bị bệnh Gumboro:
- Túi Fabricius bị sưng to và đến ngày thứ 5 teo nhỏ
- Thận chứa nhiều muối urat
Bệnh tích khi gà chọi bị bệnh Gumboro:
- Túi Fabracius ban đầu sưng to, dịch nhầy bao quanh
- Túi sưng đỏ về sau, xuất huyết bên trong và sưng thận
- Tiền mề gà xuất huyết dạng vệt giống quệt máu, ruột sưng và bên trong có nhiều dịch nhầy
- Cơ đùi và cơ ngực bị xuất huyết vệt đỏ hoặc bị thâm đen
- Xác gà chết khô nhanh và cơ ngực bị thâm
Phương pháp phòng bệnh Gumboro ở gà chọi
Để tránh gà chọi bị bệnh Gumboro, người nuôi nên chú ý đến 3 yếu tố chính là: môi trường chuồng trại, vacxin phòng bệnh và các loại thuốc tăng sức đề kháng cho gà. Khi đảm bảo được 3 yếu tố này thì hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh ở gà chọi. Quy trình phòng bệnh Gumboro bao gồm 3 bước dưới đây:
Bước 1: Vệ sinh chuồng nuôi
Khu vực chuồng trại nuôi gà là yếu tố quyết định đầu tiên. Vì đây thường là nơi trú ngụ của khá nhiều loại vi khuẩn nếu như không vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Nguyên tắc vệ sinh chuồng nuôi gà như sau:
- Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo luôn thông thoáng, mát mẻ vào ban ngày và ấm áp vào ban đêm
- Rải chất độn chuồng lên trên nền trấu (1kg/ 10-20m2) và chất độn chuồng có thể trộn với vôi bột để diệt khuẩn tối ưu hơn
- Phun sát trùng định kỳ 1 – 2 lần/ tuần bằng Bestaquam – S
Bước 2: Vacxin phòng bệnh
Bệnh Gumboro ở gà được chủng ngừa phòng bệnh với vacxin Nobilis Gumboro 228E hoặc Gum D78 định kỳ. Ngoài ra có thể tuân thủ theo lịch phòng bệnh vacxin ở gà từ chuyên gia thú y.
Bước 3: Bổ sung các loại thuốc tăng sức đề kháng và trợ lực
Để tăng sức đề kháng cho gà chọi hãy pha Zymepro trong nước uống với liều lượng 1g/ 1 lít nước và uống 3 – 5h/ ngày. Đặc biệt, người nuôi cần bổ sung hàng ngày để giúp hấp thu thức ăn và tiêu hóa tốt hơn, giảm thiểu mùi chuồng trại và giảm trường hợp tiêu chảy ở gà.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm một vài loại thuốc nhằm nâng cao sức đề kháng như chống stress, tăng lực, bổ gan thận.
Mời bạn xem thêm bài viết : Gà Chọi Bị Bệnh Newcastle – Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị
Cách thức xử lý khi gà chọi bị bệnh Gumboro
Hiện nay, không có thuốc điều trị bệnh gumboro ở gà chọi. Tuy nhiên, trong trường hợp không may mắc bệnh cũng cần tăng sức đề kháng để nâng cao khả năng sống sót.
- Cần phát hiện gà chọi bị bệnh Gumboro càng sớm càng tốt và chẩn đoán bệnh chính xác.
- Bổ sung tích cực những chất điện giải, hạ sốt cho gà, đường, vitamin,…
- Cách nhau 3 ngày hãy tiêm 2 mũi kháng thể gumboro cho cả đàn gà. Pha nước uống cho gà chọi theo công thức: 10 lít nước, 100g điện giải, acetamin 50g, 500g đường glucoza, B.Complex 10g, Vitamin K 10g, Vitamin C 10g và cho uống liên tục
- Tuyệt đối không sử dụng các kháng sinh điều trị Gumboro bởi làm tăng khả năng chết. Nếu bệnh thứ phát thì cần dùng thuốc điều trị bệnh đó với 1 nửa liều lượng 3 ngày đầu, sau đó tăng đúng liều 2-3 ngày sau
Trên đây là tất cả thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh, điều trị khi gà chọi bị bệnh Gumboro. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho mọi người. Chúc mọi người luôn có đàn gà chọi khỏe mạnh.