Bệnh tụ huyết trùng ở gà đang khá phổ biến và thường thấy trong quá trình nuôi gà chọi. Đây là một căn bệnh có thể gây chết hàng loạt và ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của người chơi gà đá, tham gia các trận đá gà mà không phát hiện ra bệnh. Mọi người có thể tham khảo bài viết chuyên mục bệnh gà chọi để nhận được nhiều thông tin bổ ích và khắc phục loại bệnh này!
Thông tin cơ bản về bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Pasteurella multocida. Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp, vết thương ngoài da, tiêu hóa và tiếp xúc với gà bệnh. Vi khuẩn có thể tồn tại trong không khí và trong thức ăn và nước uống của đàn gia cầm.
Nếu bệnh tụ huyết trùng ở gà phát sinh từ đàn gia cầm thì thường sau 3 tuần tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh thấp. Nhưng có bệnh dịch lây lan từ ngoài vào trang trại chăn nuôi thì sẽ gây bệnh trên mọi lứa tuổi của gà và lây lan khá nhanh trong đàn.
Dấu hiệu tụ huyết trùng
Dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng ở gà bao gồm sốt cao (42-430C), gà chết đột ngột, bỏ ăn, xù lông và dịch nhớt chảy. Có thể kèm theo tình trạng tiêu chảy lúc đầu phân lỏng màu trắng sữa sau chuyển sang xanh lá có dịch nhầy. Mọi người có thể quan sát kỹ của từng thể tính của loại bệnh này ở gà chi tiết sau đây:
Thể quá cấp tính
Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường diễn biến nhanh đến nỗi chưa kịp xem được rõ triệu chứng. Nhiều trường hợp gà lăn đùng ra chết khi đang ăn hoặc gà mái lên tổ đẻ và chết ngay trên tổ. Trạng thái quá cấp tính này thì gà thường chết đột ngột, da tím bầm, đôi khi mũi miệng chảy nhờn có lẫn máu và tích căng phồng.
Thể cấp tính
Thể bệnh này khá phổ biến, gà bị bệnh sốt cao từ 41-42 độ, gà ủ rủ, bỏ ăn, xù lông và sã cánh. Từ mũi miệng chảy ra chất nhầy có bọt lẫn máu màu nâu sẫm và giữa chu kỳ bệnh gà có thể tiêu chảy phân trắng hoặc phân nâu. Gà lúc này sẽ ngày càng khó thở, mào yếm tìm bầm và cuối cùng nó chết do ngạt thở.
Thể mạn tính
Gà mắc bệnh có thể có hiện tượng viêm khớp hoặc triệu chứng viêm phúc mạc mạn tính. Gà bệnh thường gầy còm, ủ rũ và thường xuyên thải ra chất phân lỏng có bọt màu vàng như lòng đỏ trứng gà.
Bệnh tích của bệnh tụ huyết trùng ở gà sau khi chết
Xác chết gà vẫn béo và cơ bắp tím bầm do tụ huyết, tim sưng và xoang bao tim trương to chứa dịch thẩm xuất màu vàng. Phổi tụ máu và viêm phổi, màu nâu sẫm có thể chứa các dịch nước viêm màu đỏ nhạt, gan của gà hơi sưng và thoái hóa.
Lách bị tụ máu và hơi sưng, niêm mạc ruột bị tụ máu, viêm lan từ phúc màng đến buồng trứng của gà. Nhiều trường hợp còn có hiện tượng viêm khớp, các khớp xương sưng to chứa nhiều dịch xuất màu xám đục. Mọi người chú ý để nhận ra dấu hiệu bệnh tụ huyết trùng ở gà sớm trước khi lây lan ra cả đàn gà.
Hướng dẫn chi tiết cách phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả
Để tránh được các rủi ro lớn không đáng có cho đàn gà của mình do những tác hại của bệnh tụ huyết trùng ở gà. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay các phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh hiệu quả sau:
Phòng bệnh
Phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà bằng cách tiêm phòng vắc xin cho gà lúc gà được 1 tháng tuổi và kết hợp với vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi. Mọi người cũng nên chọn chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt và thường xuyên bổ sung thêm các loại thuốc bổ và men tiêu hóa.
Vào thời điểm giao mùa, mọi người nên cho gà uống phòng bằng kháng sinh để phòng bệnh. Hoặc có thể cho gà dùng một vài loại kháng sinh như bio-amox + tylosin, ampi coli, t.colorvis. Ngoài ra cũng có thể dùng tỏi trộn với rượu để cho gà ăn trong những ngày thời tiết thay đổi bất thường.
Mời bạn xem thêm bài viết : Gà Bị Sưng Mắt – Những Cách Nhận Biết Và Chữa Trị Hiệu Quả
Chữa bệnh
Mọi người lưu ý điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà sớm khi mới phát bệnh để đạt hiệu quả nhất. Để đạt được hiệu quả cao thì mọi người cũng cần nắm được vài phương thuốc hữu hiệu cho gà.
Mọi người có thể pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn một trong các loại thuốc ngừa bệnh hiệu quả. Có thể tham khảo các loại như Bio Amoxicillin, Ampi coli, Norflox-10, Enro-10 hoặc T. Colivit. Và đừng quên kết hợp thêm vitamin, men tiêu hóa và giải độc gan thận để tăng sức đề kháng cho gà.
Trong những trường hợp gà bị chết nhanh, để điều trị kịp thời và hạn chế thiệt hại lây lan nghiêm trọng. Mọi người nuôi gà hay chơi gà đều nên tiêm cho toàn đàn bằng LINSPEC 5/10 hoặc LINCOSPECTOJECT. Sau khi tiêm 3 ngày liên tục thì chắc chắn gà khỏi bệnh hoàn toàn và không bị tái phát hoặc lây lan.
Bài viết trên đã giúp mọi người tìm hiểu được thông tin chi tiết về bệnh tụ huyết trùng ở gà. Nếu gặp những hợp bệnh lý ở gà như trên thì mọi người đừng ngần ngại áp dụng các kiến thức hữu dụng này!