Gà chọi bị bệnh Newcastle thường xảy ra tại các nước trên thế giới và gây thiệt hại khá lớn về mặt kinh tế cho người nuôi gà kể cả người chơi đá gà. Căn bệnh này thường gặp ở gia cầm hay chim, đặc biệt là gà. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những biểu hiện, cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh gà chọi này.
Nguyên nhân gà chọi bị bệnh Newcastle
Nguyên nhân gà chọi bị bệnh Newcastle hay bị rù là do virus nhóm Paramyxo. Đây là loại virus gây bệnh ở tất cả giống gà, từ giống gà nhà, gà công nghiệp cho tới gà chọi, gà đá, gà nòi. Gà ở mọi độ tuổi đều có thể mắc phải bệnh Newcastle và thường bỏ ăn.
Gà chọi bị bệnh Newcastle có tỷ lệ lây bệnh vô cùng cao và nhanh chóng, bên cạnh đó cũng có tỷ lệ chết cao. Ngoài gây bệnh cho gà thì căn bệnh Newcastle còn gây bệnh trên nhiều loại gia cầm khác và một số loài chim.
Dấu hiệu nhận biết gà chọi bị bệnh Newcastle
Những dấu hiệu lâm sàng tại gia cầm bị ảnh hưởng bởi căn bệnh Newcastlecó thể không giống nhau hoàn toàn. Gà chọi bị bệnh Newcastle có thể biểu hiện ở dạng cấp tính, khởi phát đột ngột và xảy ra khả năng tử vong cao.
Gà chọi bị bệnh Newcastle nhẹ thường có biểu hiện như suy hô hấp, giảm sản lượng trứng. Một dạng bệnh gà rù dưới lâm sàng (thường không có triệu chứng) và nhiều dạng trung gian của bệnh Newcastle cũng có thể xảy ra. Những dấu hiệu chính của bệnh như sau:
- Hắt xì, chảy nước mũi
- Ho khan
- Ho, thở gấp, đầu nghẹo một bên, phân lẫn máu
- Tiêu chảy phân xanh
- Cơ thể bị rù, đi đứng không vững
- Run cơ, cánh rủ xuống
- Sốt cao 42,5 – 43 độ C
- Sưng mô quanh mắt và cổ
- Niêm mạc khí quản và mũi tiết dịch rỉ viêm cata, xuất hiện xuất huyết lấm chấm
- Tăng lượng tử vong trong 1 đàn
- Gà đẻ trứng bị giảm một phần đến tất cả sản lượng trứng và trứng vỏ mỏng với năng suất kém
Phương pháp chữa bệnh Newcastle ở gà
Hiện nay, vấn đề gà chọi bị bệnh Newcastle vẫn chưa có bất kỳ thuốc đặc trị. Tuy nhiên anh em sư kê có thể bổ sung cho gà đá những chất điện giải, vitamin C và kháng thể Gumboro để tăng hiệu quả và tránh gà bị rù.
- Tiêm kháng thể Gumboro với liều lượng 1ml-2ml và liên tục trong 5 ngày cho gà chọi có cân nặng dưới 500g-1000g
- Bổ sung chất Vitamin B, C, những chất điện giải vào nước uống cho gà chọi
- Pha những loại kháng sinh Tylo-50, Ampi – Septol, Genta-costrim, Neotestol, K.C.N.D, Colidox – plus vào nước uống của gà
Biện pháp phòng ngừa gà chọi bị bệnh Newcastle
Để kiểm soát và phòng ngừa trước những hậu quả khủng khiếp mà bệnh Newcastle ở gà gây ra, tất cả mọi người cần đảm bảo thực hiện đúng theo những yêu cầu dưới đây:
Kiểm soát và thực hiện cách ly gia cầm mới
Người nuôi cần đảm bảo cách ly những thành viên mới trong đàn gà với khoảng cách xa ít nhất 12 mét, với thời gian tối thiểu là 4 tuần để tránh trường hợp gà chọi bị bệnh Newcastle.
Tránh tiếp xúc với những loại gia cầm khác, chim hay đàn gà khác
Bệnh Newcastle không chỉ lây lan ở gà mà còn qua một vài loài chim khác. Đây chính là tác nhân lây nhiễm dễ dàng chọi gà chọi. Hãy đảm bảo rằng nếu đang chăn nuôi gà thì không nên tiếp xúc với chim hoặc đàn gà nơi khác (kể cả các loại vật nuôi gia cầm).
Ngoài ra, cần kế hoạch kiểm soát dịch hại để tất cả loài gặm nhấm hay chim hoang dã tránh xa đàn gà của mình. Kể cả các loài gặm nhấm và chim ngoài tự nhiên đều có thể mang Newcastle và lây nhiễm bệnh cho gà chọi. Đặc biệt, cần tránh xa đàn gà nuôi thả rong bởi chúng có thể mang mầm bệnh Newcastle đi mọi khắp nơi.
Mời bạn xem thêm bài viết : Gà Chọi Bị Đau Mắt – Cách Chữa Chứng Đau Mắt Ở Gà Như Nào?
Khoanh vùng chuồng nuôi đúng cách
Người nuôi cần tiến hành xây dựng hàng rào xung quanh để tránh tiếp xúc với những loài chim khác. Cần đảm bảo rằng hàng rào bao quanh đàn gà và cổng đóng khi không sử dụng đến. Lưới nên sử dụng che trên chuồng nuôi nhằm ngăn ở ngoài tự nhiên bay vào.
Vệ sinh dụng cụ chuồng trại đúng cách
Người nuôi cầm bảo luôn làm sạch và khử trùng kỹ càng những dụng cụ và thiết bị sau khi được sử dụng trong khu vực khác hay vùng lân cận của những đàn gia cầm khác. Cần sử dụng dụng cụ và thiết bị chuyên dụng dành cho từng đàn gà, đặc biệt nên sử dụng riêng để tránh nhiễm bị bẩn.
Thiết lập khu vực quản lý chất thải phù hợp
Trong phương pháp này, người nuôi cần thiết lập việc xử lý các xác chim chết và những chức năng quản lý phân thành 1 khu vực riêng biệt, việc làm này sẽ giúp cách xa đàn gia cầm và các loài chim khác để giảm thiểu khả năng ô nhiễm. Phân gà cần khử khuẩn nhằm mục đích tiêu diệt tận gốc loại virus của bệnh Newcastle này.
Thông qua bài viết trên, Newcastle được xem là một căn bệnh chết chóc cho gà chọi. Hiện nay, tình trạng căn bệnh gà rù khá phổ biến và chưa có phương pháp điều trị tuyệt đối. Vì vậy, mọi người cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bệnh để giảm thiểu những khả năng rủi ro tối ưu nhất khi gà chọi bị bệnh Newcastle.